Chia sẻ về cách chăm sóc da dầu, nhờn

HANA sưu tầm được bài viết chia sẻ về Da Dầu Nhờn rất hay và bổ ích. Các bạn cùng tham khảo để hiểu rõ hơn về vấn đề nhức nhối này của rất nhiều bạn đang gặp phải nhé.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LÀN DA DẦU, NHỜN

Do gen di truyền: nếu ba mẹ bạn có làn da dầu thì phần trăm bạn sở hữu làn da dầu cũng lớn hơn.
Quá lạm dụng sản phẩm chăm sóc da: với mong muốn cải thiện nhanh chóng làn da của mình, nhiều người có thể rửa mặt quá nhiều lần trong ngày; tẩy tế bào chết quá thường xuyên hoặc sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết có các hạt scrub quá mạnh; hay do thoa quá nhiều mỹ phẩm lên da.
Do sự thay đổi thời tiết: độ ẩm và nhiệt độ tăng nhanh vào mùa xuân và mùa hè có thể làm da tiết dầu nhiều hơn. Tuy vậy, vào mùa đông, khi khí trời trở nên quá khô, da sẽ dễ mất nước và từ đó tiết dầu nhiều hơn để cân bằng lại độ ẩm cho da.
Da thiếu nước. Khi da bị thiếu nước trầm trọng, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh hơn.
Tiếp xúc thường xuyên với mội trường bẩn, nhiều bụi, ô nhiễm.
Do thuốc: thuốc ngừa thai và các loại thuốc thay thế nội tiết tố/hormone cũng gây ra sự tăng sản lượng dầu trên da. Bên cạnh đó, hầu như tất cả các loại thuốc đều khiến cơ thế thiếu nước, từ đó dẫn đến da tiết dầu nhiều hơn.
Sử dụng sản phẩm không phù hợp với da: ví dụ: nếu một người có làn da hỗn hợp sử dụng sửa rửa mặt của da dầu, sản phẩm này sẽ làm da của họi trở nên khô quá mức, từ đó sẽ sản sinh dầu nhiều hơn để bù đắp độ ẩm cho da.
Ảnh hưởng của việc thay đổi nội tiết tố: ở phụ nữ, sự biến động của các hormone giới tính (trong và sau khi mang thai, trong thời gian kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh) cũng làm tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn.
Do stress, mệt mỏi: khi bạn bị stress, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone giới tính, từ đó khiến da tiết dầu nhiều hơn.
Do chế độ ăn uống: ăn quá nhiều thịt đỏ, đồ chiên, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm quá ngọt hay quá béo, nhiều đường, uống nhiều nước có gas và rượu.
Do bệnh về đường tiêu hóa (táo bón, gan thận không bài tiết được độc tố ra ngoài).
Thiếu ngủ.
Sử dụng thường xuyên các công cụ làm đẹp không cần thiết (như chà mặt bằng khăn lau, lạm dụng máy rửa mặt, miếng bọt biển rửa mặt hay miếng dán lột mụn quá mức cần thiết có nguy cơ dẫn đến kích ứng da, làm khô da, khiến da tiết dầu nhiều hơn).
Phơi nắng: phơi nắng tác động vô cùng xấu tới tuyến dầu nhờn trên da. Bên cạnh việc khiến da mất nước, tia cực tím trong ánh nắng còn làm tổn hại tới da, khiến da phải tiết nhiều dầu để bảo vệ lớp biểu bì.

CÁCH KHẮC PHỤC DA DẦU NHỜN

Làn da dầu là điều kiện lý tưởng cho bụi bẩn và vi trùng, do đó, điều tiên quyết là việc vệ sinh cho da.

Hạn chế chạm tay vào mặt. Nếu cần thiết phải dùng tay, hãy rửa tay sạch trước khi chạm.
Rửa mặt 2 lần/ngày (hoặc bất cứ khi nào cảm thấy da mặt quá dơ/quá dầu) với nước ấm (mở lỗ chân lông), sau đó là dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ cho da dầu, cuối cùng rửa sạch lại bằng nước lạnh (đóng lỗ chân lông). Có thể cho thêm 1/2 thìa cafe nước cốt chanh vào nước rửa. Tuy nhiên do chanh rất bắt nắng, bạn chỉ nên rửa mặt với nước pha nước cốt chanh vào buổi tối.
Dùng khăn giấy lau mặt thay vì khăn vải.
Sử dụng giấy thấm dầu khi da tiết quá nhiều dầu.
Tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần, chú ý không dùng sản phẩm quá mạnh hay massage quá lâu trên da mặt. Có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên như yến mạch, cám gạo, mật ong, nước cốt chanh, baking soda hoặc muối biển.
Sau khi rửa mặt, dùng toner lau sạch mặt. Có thể sử dụng nước giấm táo, trà xanh, hoa oải hương (lavender) pha loãng như toner.
Sử dụng kem dưỡng sau khi lau toner. Kem dưỡng là bước không nên bỏ qua, chúng cung cấp độ ẩm giúp cân bằng lại làn da, nhờ đó da bớt tiết dầu để tạo ẩm. Chọn những sản phẩm mỏng nhẹ như kem dưỡng dạng gel (tốt nhất là gel lô hội), hoặc có nhãn “non-comedogenic”.
Vào buổi sáng, sau khi thoa kem dưỡng nếu cần thiết đi ra ngoài, nên phủ thêm 1 lớp phấn khoáng (mineral powder), có tác dụng rất tốt trong việc kiềm dầu. Mang theo để phủ thêm phấn nếu cần.
Sử dụng sản phẩm cung cấp nước như xịt khoáng.
Sử dụng kết hợp mặt nạ dưỡng da. Mặt nạ rất thích hợp cho da dầu, giúp kiềm dầu và làm sạch lỗ chân lông hiệu quả.

Bên cạnh việc chăm sóc bên ngoài, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống và bổ sung dưỡng chất cho bên trong cơ thể. Những điều cần chú ý trong chế độ ăn uống:

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG


🌱 Ăn nhiều rau, đặc biệt là rau lá xanh. Nên ăn rau sống nếu có thể.
🌱 Uống sinh tố hoặc nước ép hoa quả/trái cây.
🌱 Tránh uống trà đặc, cà phê, rượu bia.
🌱 Tránh hút thuốc.
🌱 Tránh ăn bánh mì, mì ý, mì đút lò. Chọn thực phẩm lúa mạch hoặc ngũ cốc nguyên cám thay cho lúa mì.
🌱 Tránh ăn thức ăn dầu mỡ, đồ chua, tiêu ớt.
🌱 Thay thế đường bằng mật ong. Tránh các loại nước ngọt, nước có gas.
🌱 Dùng càng ít muối trong nấu ăn càng tốt.
🌱 Không ăn đồ ăn đóng hộp, thịt nguội, phô mai lên men hoặc xông khói.
🌱 Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Sáng sau khi tỉnh dậy, nên uống 1 cốc nước với nước cốt chanh (nhiều nhất là nửa trái, tùy vào tình trạng dạ dày).
🌱 Dùng thức uống có tinh chất bạc hà hoặc trà cây tầm ma (nettle tea) mỗi ngày nếu được.
🌱 Tránh để bị táo bón, vì đó là 1 trong những nguyên nhân gây mụn.
🌱 Bổ sung vitamin cần thiết cho da dầu như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, D, E, kẽm và các dưỡng chất từ sâm, lô hội, dầu cọ. Tuy nhiên không nên nạp 1 lúc quá nhiều chất, chờ 1 hoặc 2 tuần trước khi bổ sung các chất khác để nếu có xảy ra dị ứng, abn5 có thể dễ dàng xác định nguyên nhân từ đâu.

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!